Bảo hiểm nhân thọ, lừa đảo hay không ?

Những năm khởi đầu của bảo hiểm nhân thọ ở nước ta và ngay cả cho đến hôm nay vẫn còn không ít người cho rằng bảo hiểm là lừa đảo. Bạn mà nghĩ vậy thì tôi cũng không lấy gì làm ngạc nhiên đâu, vì đâu phải một mình bạn có quan điểm đó. Bạn biết không, tôi bén duyên với nghề tư vấn để hôm nay ngồi viết nên những dòng này chia sẻ lại cho bạn đang đọc, cũng là xuất phát từ sự ngờ vực ấy.

Bạn biết đó, nếu bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo thì tại sao lại tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay trên thế giới? và chắc chắn bảo hiểm nhân thọ sẽ còn mãi với cuộc sống của chúng ta. Chỉ khi nào hết rủi ro thì khi đó mới hết bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia phát triển, tỷ lệ người dân tham gia trên 90% như mỹ, singapo, nhật bản… Họ có trình độ dân trí cao, họ bị lừa hết hay sao ? Nếu bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo thì lẽ nào lại được chính phủ nhiều quốc gia cấp phép và ban hành luật pháp công khai như vậy? Mỗi ngày có không ít khách hàng cũng phải ngậm ngùi mang tiền bảo phí về vì bị công ty bảo hiểm từ chối vì lý do sức khỏe không đạt chuẩn để tham gia bảo hiểm. Chính bản thân tôi cũng đã gặp vài hợp đồng phải ngậm ngùi trả lại tiền cho khách hàng vì tình huống như vậy. Quả thực điều đó rất đáng buồn. Lừa đảo gì mà lại từ chối tiền người ta tự nguyện mang đến cho mình ? Đâu cần nói đâu xa, ngay ở Việt nam chúng ta hằng năm số tiền chi trả bồi thường và đáo hạn bảo hiểm đã lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng. Vậy tại sao vãn có người nói rằng bảo hiểm là lừa đảo ?
Nguyên nhân chính theo quan điểm của tôi có lẽ là xuất phát chủ yếu từ người tư vấn, và cả chúng ta chưa hiểu tận tường về bảo hiểm. Lỗi chính vẫn thuộc về người tư vấn thiếu kiến thức hoặc vội vàng ký hợp đồng mà chưa giải thích đầy đủ, không rõ ràng về điều khoản hợp đồng, đặc biệt là điều khoản loại trừ và quy định về thời gian chờ. Một phần còn lại tôi tin chắc rằng không nhiều khách hàng dành thời gian để đọc lại bộ hợp đồng mình đã ký, đây là lỗi chủ quan, đại khái của người tham gia.

còn về bản chất, không có một loại hình bảo hiểm nào, cũng không có công ty bảo hiểm nào lừa gạt khách hàng cả. Bởi họ hiểu rằng, làm như thế là đang bán rẻ thương hiệu và uy tín hằng trăm năm gầy dựng nên.

Để khách hàng thực sự tin vào bảo hiểm nhân thọ, người tư vấn viên phải thực sự chuyên nghiệp, biết đặt lợi ích của khách hàng lên tất cả. Và mỗi chúng ta khi tham gia bảo hiểm nhân thọ cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác trong bản kê khai hợp đồng.

Một lần nữa tôi khẳng định rằng, không có công ty bảo hiểm nào lừa gạt khách hàng. Mà chỉ là một số ít tư vấn viên như con sâu làm rầu nồi canh. Cũng một lý do nữa là đa số chúng ta đang hiểu quá sơ qua, đại khái về bảo hiểm mà ngay cả bản thân tôi trước khi bước vào nghề cũng từng là khách hàng, và cũng từng nghĩ về bảo hiểm như vậy. Thú thật, bản thân tôi cũng chỉ đi tìm hiểu nghề bảo hiểm để xem nó có thực sự đáng tin không, có phải lừa đảo như người ta vẫn đồn thổi không. Và rồi tôi đã bén duyên với nghề bởi tôi nhận ra rằng, công việc này thực sự nhân văn trong xã hội hiện đại với nguy cơ, rủi ro ngày càng nhiều đến với tất cả chúng ta. Cũng như tôi, rất nhiều tư vấn viên vẫn đang từng ngày , từng giờ đem đến cho khách hàng những kế hoạch bảo vệ , tiết kiệm, đầu tư tài chính tốt nhất để gieo trồng tình yêu, nâng cao trách nhiệm, vun đắp lòng nhân ái trong mỗi gia đình và cả cộng đồng. Với chúng ta khi tham gia bảo hiểm, nếu cố tình cung cấp thông tin về sức khỏe, nghề nghiệp của mình không trung thực thì chính mỗi chúng ta đang lừa công ty bảo hiểm chứ Bảo hiểm đâu có lừa chúng ta. Nhiều người vẫn chưa có bảo hiểm vì mãi nghĩ quá lâu. Có thể họ đang nghĩ xem liệu có cần đến một hợp đồng bảo hiểm hay không. Hoặc có thể họ đã tự trả lời rằng không cần đến nó. Nghĩ sao cũng được, hay trả lời sao cũng được, nhưng khi đối diện với bi kịch xảy ra thì sẽ không ai tránh thoát. Bi kịch đó là, con người bỗng nhiên cần đến bảo hiểm nhiều nhất nhưng lại chưa sẵn có hợp đồng bảo hiểm trong tay. Câu hỏi đặt ra, khi xảy ra bi kịch như vậy, liệu họ có được bảo hiểm hay không? Nhiều người nói rằng KHÔNG. Còn tôi cho rằng CÓ.Cho rằng CÓ, bởi lẽ khi ấy họ phải dùng tiền tiết kiệm, bán tài sản cá nhân để bù đắp do tổn thất của bi kịch xảy ra. Cách đó gọi là TỰ BẢO HIỂM (self-insurance). Nếu không đủ để bù đắp thì sao? Khi ấy, cuộc sống về sau của bản thân hay người phụ thuộc bỗng trở thành ác mộng.

Tuy vậy, ở Việt Nam tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm vẫn còn quá thấp. Phải chăng, mọi người không muốn được bảo hiểm. Thôi đừng mải nghĩ suy để vô tình ai đó trong chúng ta phải trở thành người tự bảo hiểm… Bạn Nhé !